Trang chủ Tin tức
Xem bản tin Cập nhật lúc 17h39 ngày 19-09-2021

CÁC HẠNG MỤC THỬ NGHIỆM CHO ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

Trước khi bất kỳ chiếc điện thoại mới nào được đưa ra thị trường tới tay khách hàng, nhiều bài kiểm tra, thử nghiệm được tiến hành để đảm bảo khả năng chống chịu được các điều kiện làm việc của nó hàng ngày. Các sản phẩm mới sẽ phải trải qua các thử nghiệm nghiêm ngặt để đáp ứng các tiêu chuẩn, và điều kiện nghiêm ngặt, khắc nghiệt để xác định độ bền của nó. Từ thử nghiệm, kiểm tra nhiệt đến thử nghiệm rơi, mục tiêu là bảo vệ điện thoại khỏi những tác động không mong muốn.

Nội dung

1. Đánh giá chất lượng hình ảnh (Image Quality Lab)

2. Thử nghiệm âm thanh (Acoustic Lab)

3. Thử nghiệm nhiệt độ (Heat Lab)

4. Thử nghiệm thả rơi tự do (Drop Test Lab)

5. Thử nghiệm độ bền (Durability Lab)

6. Thử nghiệm chống nước xâm nhập IPx (Waterproof Lab IPx)

7. Thử nghiệm môi trường (Environmental Test Lab)


Nhóm thử nghiệm kiểm tra độ tin cậy chịu trách nhiệm thử nghiệm các sản phẩm điện thoại di động và thiết bị di động được gửi từ các nhà máy sản xuất tới địa điểm thử nghiệm.

Ngay khi bắt đầu nghiên cứu và phát triển một sản phẩm mới, nhóm thử nghiệm kiểm tra độ tin cậy sẽ bắt đầu làm việc. Khi các thông số kỹ thuật và tính năng được xác định, nhóm sẽ xem xét bộ phận nào sẽ cần thử nghiệm, và quá trình thử nghiệm sẽ bắt đầu ngay cả trước khi các tính năng được tích hợp đầy đủ. Kết quả thử nghiệm ngay lập tức được chuyển cho bộ phận nghiên cứu phát triển để thực hiện cải tiến. Trong suốt quá trình nghiên cứu phát triển, nhóm thử nghiệm tham gia liên tục vào quá trình sản xuất, xử lý phản hồi của khách hàng về về thiết bị ngay cả sau khi sản phẩm ra mắt và phát hành đưa đến tay người tiêu dùng. Hơn một chục thử nghiệm được thực hiện để đánh giá một sản phẩm. Các bài thử nghiệm được thiết kế để đánh giá cách các thiết bị hoạt động trong quá trình sử dụng bình thường hàng ngày và tuân theo một tiêu chuẩn dựa trên các tiêu chí thử nghiệm được quốc tế công nhận.

1. Đánh giá chất lượng hình ảnh (Image Quality Lab)

Trong thời đại giao tiếp bằng hình ảnh hiện nay, mọi người đang tìm kiếm nhiều cách hơn nữa để thể hiện bản thân thông qua sử dụng điện thoại thông minh. Để giúp người dùng chụp những bức ảnh tuyệt vời, camera của điện thoại thông minh phải trải qua đánh giá chất lượng nghiêm ngặt.

Giai đoạn đánh giá định lượng đo lường một loạt các tiêu chí bao gồm độ sáng, độ trong của màu sắc và độ nhiễu của hình ảnh. Sử dụng các nguồn ánh sáng có cường độ khác nhau, và một loạt các điều kiện được mô phỏng. Các bức ảnh được chụp và những hình ảnh này được đánh giá thông qua một chương trình đánh giá chuyên nghiệp và nghiêm ngặt các thông số kỹ thuật của máy ảnh.

Giai đoạn đánh giá định tính tái tạo nhiều môi trường khác nhau với sự trợ giúp của các mô hình thu nhỏ của các cảnh trong đời thực. Những mô hình này tái tạo không gian trong nhà và ngoài trời, chẳng hạn như nhà hàng hoặc đường phố được thắp sáng bằng đèn neon vào ban đêm. Ngoài ra còn có một hệ thống ánh sáng mặt trời nhân tạo có thể mô phỏng các điều kiện ánh sáng khác nhau, từ đêm tối đến ban ngày. Thử nghiệm trong phòng thử nghiệm trong nhà đảm bảo rằng nguồn sáng không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, dẫn đến có độ chính xác hơn. Các thử nghiệm cũng được thực hiện bên ngoài phòng thử nghiệm trong môi trường thực tế ngoài trời.

2. Thử nghiệm âm thanh (Acoustic Lab)

Nhạc chuông, âm nhạc và cuộc gọi thoại chỉ là một phần âm thanh đa dạng mà điện thoại thông minh sẽ phải thực hiện. Để đảm bảo chất lượng trên tất cả các loại âm thanh, các thiết bị được thử nghiệm trong hai buồng thử nghiệm NVH khác nhau.

Buồng đầu tiên, buồng tiêu âm (buồng chống dội âm - anechoic chamber), là một phòng đặc biệt được thiết kế để loại bỏ tiếng ồn bên ngoài, để có thể đánh giá chất lượng âm thanh thuần túy.

Buồng thứ hai mô phỏng âm thanh của điện thoại thông minh khi nói chuyện trên điện thoại ở các cài đặt điều kiện khác nhau: giữ điện thoại gần tai, sử dụng loa ngoài hoặc tai nghe hoặc kết nối với tai nghe Bluetooth. Hầu hết mọi trường hợp xảy ra trong tình huống thực tế đều được kiểm tra trong các phòng thử nghiệm này và kết quả được máy tính phân tích để cung cấp báo cáo cũng như phản hồi cho nhóm phát triển.

3. Thử nghiệm nhiệt độ (Heat Lab)

Khi các thiết bị di động (điện thoại di động) ngày càng trở nên thông minh hơn, mối quan hệ giữa hiệu suất và nhiệt là đặc biệt được chú ý đối với nhóm thử nghiệm độ tin cậy.

Khi thử nghiệm nhiệt độ điện thoại thông minh, nhóm thử nghiệm tái tạo, mô phỏng các điều kiện sử dụng, chẳng hạn như chơi các trò chơi đòi hỏi cấu hình kỹ thuật cao và sử dụng các ứng dụng tiêu tốn nhiều tài nguyên, đồng thời đo mức nhiệt của thiết bị bằng máy ảnh nhiệt. Bài thử nghiệm kiểm tra giám sát cả vị trí và mức độ nhiệt được tạo ra. Kết quả của bài thử nghiệm sẽ được gửi lại cho nhóm phát triển để họ điều chỉnh thiết kế cho phù hợp.

4. Thử nghiệm thả rơi tự do (Drop Test Lab)

Mỗi mẫu thử nghiệm được thả từ các độ cao khác nhau, ở các góc độ khác nhau và trên các loại bề mặt khác nhau, thường sẽ được thử lặp đi lặp lại để kiểm tra độ bền của thiết bị trước ứng suất do rơi và va chạm.

Phòng thử nghiệm thả rơi tự do sử dụng máy ảnh tốc độ cao để quay cảnh điện thoại thông minh bị rơi, để sau đó có dùng làm dữ liệu phân tích. Những hình ảnh giúp họ hiểu cách thiết bị rơi, góc rơi có tác động lớn nhất và đâu có thể là nguyên nhân gây ra sự cố, hư hỏng. Kết quả sẽ giúp các nhà nghiên cứu phát triển tối ưu lại sản phẩm.

5. Thử nghiệm độ bền (Durability Lab)

Nhiều người sở hữu cùng một chiếc điện thoại trong nhiều năm, vì vậy, một chiếc điện thoại thông minh phải đủ bền để có thể sử dụng thường xuyên hàng ngày. Khi thử nghiệm điện thoại thông minh được đặt trong một chiếc máy có khả năng quay quanh trục để mô phỏng tác động của một chiếc điện thoại rơi xuống cầu thang từ trên xuống.

Độ bền cũng được tiến hành qua các thử nghiệm lặp đi lặp lại, chẳng hạn như nhấn các nút, sử dụng giắc cắm tai nghe và mở khay thẻ SIM. Nhóm thử nghiệm có thể đo lường mức điện thoại thông minh có thể chịu được tải và áp lực của một người đang ngồi trên điện thoại khi được đặt ở trong túi.

6. Thử nghiệm chống nước xâm nhập IPx (Waterproof IPx Lab)

Nhóm thử nghiệm độ tin cậy tiến hành các bài thử nghiệm chống nước xâm nhập theo các tiêu chuẩn quốc tế IPx.

Các bài thử nghiệm bao gồm mô phỏng mưa, tia nước và nhấn chìm, mỗi thử nghiệm được xắp xếp theo chỉ số IP tương ứng. Ví dụ: một điện thoại thông minh được xếp hạng IPx8, có thể được sử dụng ngay cả khi nó bị ngập trong nước 1,5 mét trong 30 phút. Một số thiết bị được thiết kế để phù hợp để đeo khi bơi và yêu cầu các bài kiểm tra khác để đảm bảo rằng chúng đáp ứng tiêu chuẩn áp suất khí quyển 5ATM.

7. Thử nghiệm môi trường (Environmental Test Lab)

Vì các thiết bị được sử dụng trong các điều kiện khí hậu khác nhau trên toàn thế giới nên độ bền và hiệu suất phải không thay đổi dưới tác động của môi trường.


Phòng thử nghiệm sử dụng các tủ thử nghiệm môi trường khác nhau để thử nghiệm, với mức độ ẩm và nhiệt độ khác nhau, mô phỏng khí hậu trên khắp nơi trên Trái đất. Kỹ sư thử nghiệm sẽ đánh giá xem các chức năng của thiết bị có còn hoạt động trong các điều kiện này hay không.

>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM >>>

Tủ thử nghiệm nhiệt độ, độ ẩm

Tủ thử nghiệm sốc nhiệt

Máy thử rung xóc

Tủ thử nghiệm phun sương muối

Tủ thử nghiệm nhiệt độ, áp suất theo độ cao

Tủ thử nghiệm chống xâm nhập IPx

Thiết bị thử nghiệm rơi và va đập

Thiết bị thử nghiệm NVH

=================

VintechME - 1Tech Việt Nam là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp kỹ thuật toàn diện bao gồm trang thiết bị và các gói dịch vụ liên quan đến thử nghiệm, đo lường. Nếu quý công ty, doanh nghiệp có nhu cầu xin liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn.

Hotline (Zalo/ Whatsaap): 0966 252 565/ 0979 388 908/ 0972 317 221 

Email: info@vintechme.com

Fanpage: https://www.facebook.com/vintechme

Website: https://vintechme.com/

Địa chỉ: Số 197, đường Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.

Về trang chủ Liên hệ quảng cáo Đường dây nóng: 0966 252 565 (Zalo/Whatsapp)