Trang chủ Tin tức
Xem bản tin Cập nhật lúc 17h36 ngày 19-09-2021

HỆ THỐNG MÁY THỬ RUNG XÓC: PHÂN LOẠI VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

Hệ thống máy thử rung xóc dùng để mô phỏng môi trường rung xóc (rung động) tác động lên sản phẩm trong quá trình sản xuất, vận chuyển và sử dụng, đồng thời xác định, đánh giá sản phẩm có khả năng chịu được môi trường rung xóc hay không, được sử dụng để phát hiện sớm các hư hỏng, mô phỏng đánh giá tình trạng làm việc thực tế và kiểm tra độ bền của kết cấu. Hệ thống máy thử nghiệm rung xóc được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp quốc phòng, hàng không, vũ trụ, truyền thông, điện tử, thiết bị điện, sản xuất ô tô và các ngành công nghiệp khác.

Phân loại máy thử nghiệm rung xóc

Có 3 loại máy thử nghiệm rung xóc, gồm: máy thử nghiệm rung xóc cơ khí, máy thử nghiệm rung xóc điện – thủy lực và máy thử nghiệm rung xóc chạy điện.

Máy thử nghiệm rung xóc cơ khí (Mechanical Vibration Test Machine)

Máy thử nghiệm rung xóc cơ khí dạng khối lượng không cân bằng (Unbalanced heavy block)

Loại máy này có khối lượng không cân bằng kích thích bàn rung bởi lực ly tâm sinh ra khi vật (đĩa) không cân bằng quay. Lực kích thích tỉ lệ với bình phương mômen của khối lượng không cân bằng và tốc độ quay. Bàn rung có thể tạo ra rung động hình sin, có cấu tạo đơn giản và giá thành rẻ, nhưng chỉ có thể làm việc trong dải tần từ 5 Hz đến 100 Hz, độ dịch chuyển lớn nhất là 6 mm từ đỉnh đến đỉnh và gia tốc tối đa là khoảng 10 g, và không thực hiện được thử nghiệm rung động dạng ngẫu nhiên (random).

Máy thử nghiệm rung xóc cơ khí dạng cam trượt (Cam type)

Sự dịch chuyển của bộ phận chuyển động của máy thử độ rung kiểu cam phụ thuộc vào độ lệch tâm của cam và chiều dài cánh tay đòn của trục khuỷu, và lực kích thích thay đổi tùy thuộc vào khối lượng của bộ phận chuyển động. Bàn rung như vậy có thể đạt được độ dịch chuyển lớn, chẳng hạn như 100 mm, trong dải tần số thấp khi lực kích thích lớn. Tuy nhiên, tần số hoạt động của thiết bị này được giới hạn ở tần số thấp và tần số giới hạn trên là khoảng 20 Hz. Gia tốc tối đa là khoảng 3g, và dạng đồ thị gia tốc có độ chính xác không cao. Máy thử nghiệm có độ chính xác về dữ liệu thử, nhưng giá thành cao và các yêu cầu về địa điểm đặt máy rất nghiêm ngặt.

Máy thử nghiệm rung xóc điện – thủy lực (Electro-hydraulic VibrationTest Machine)

Máy thử nghiệm rung xóc điện-thủy lực hoạt động bằng cách điều khiển một van servo với máy tạo rung cỡ nhỏ để làm rung và thay đổi áp suất dầu. Máy thử nghiệm rung xóc loại này có thể tạo ra lực kích thích và độ dịch chuyển (biên độ) lớn, chẳng hạn như lực kích thích lên đến 104kN, độ dịch chuyển lên đến 2,5m và có thể thu được lực kích thích lớn ở tần số rất thấp. Hạn chế của máy này là hiệu suất ở tần số cao kém, tần số hoạt động giới hạn trên thấp và độ méo dạng sóng lớn. Mặc dù có thể thực hiện dao động ngẫu nhiên, nhưng định mức rms của lực kích thích dao động ngẫu nhiên chỉ có thể bằng 1/3 hoặc nhỏ hơn định mức sin. Máy thử nghiệm xóc điện – thủy lực thường sử dụng trong ngành công nghiệp tàu thủy và ô tô.

Máy thử nghiệm rung xóc chạy điện (Electromagnetic Vibration Test Machine)

Máy thử nghiệm rung xóc chạy điện là thiết bị rung xóc được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Dải tần số rộng từ 0 ~ 5000Hz, dễ dàng điều khiển tự động hoặc thủ công; dạng sóng gia tốc có độ chính xác cao, thích hợp để tạo rung xóc (dao động) ngẫu nhiên (random); có thể tạo được gia tốc lớn. Máy thử nghiệm rung xóc chạy điện điều khiển dòng điện cuộn dây theo cách trực tiếp và cảm ứng. Chế độ trực tiếp là cấp dòng điện từ bộ khuếch đại vào cuộn dây dẫn, đây là đặc điểm chính của máy thử nghiệm rung xóc chạy điện. Cảm ứng là cho dòng điện xoay chiều vào một cuộn dây cố định, rồi cảm ứng tạo ra dòng điện trong cuộn dây.

Những lưu ý khi sử dụng máy thử nghiệm rung xóc

1.Mẫu thử phải được gá lắp chắc chắn trên bàn máy thử rung xóc. Nếu không, hiện tượng cộng hưởng và nhiễu sẽ xảy ra, ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm. Trong quá trình thử nghiệm rung xóc, mẫu thử không được tháo rời, nếu cần thiết phải dừng máy để kiểm tra.

2. Đồ gá dùng để gá lắp mẫu thử phải được sử dụng đúng cách và đảm bảo rằng nó được cố định, tránh làm ảnh hưởng và hư hỏng thiết bị.

3. Nếu có bất thường xảy ra trong quá trình thử nghiệm, phải dừng thử nghiệm ngay lập tức để tránh hư hỏng thiết bị.

4. Không được chạm vào cảm biến trong quá trình hoạt động.

5. Khi làm việc với máy thử nghiệm rung xóc, không đặt các vật có từ tính hoặc các vật không thích hợp (như đồng hồ) lại gần máy.

6. Để bộ khuếch đại công suất và hệ thống có đủ thời gian làm mát, bộ khuếch đại công suất sẽ được tắt sau khi tắt tín hiệu (dừng thử nghiệm) từ 7 đến 10 phút.

7. Tuyệt đối không được phép tắt nguồn điều khiển và nguồn máy vi tính trước khi tắt bộ khuếch đại công suất. Nếu không, có thể sẽ gây ra va đập đột ngột hoặc thậm chí làm hỏng bộ khuếch đại công suất và bàn rung.

>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM >>>

Tủ thử nghiệm nhiệt độ, độ ẩm

Tủ thử nghiệm sốc nhiệt

Máy thử rung xóc

Tủ thử nghiệm phun sương muối

Tủ thử nghiệm nhiệt độ, áp suất theo độ cao

Tủ thử nghiệm chống xâm nhập IPx

Thiết bị thử nghiệm rơi và va đập

Thiết bị thử nghiệm NVH

=================

VintechME - 1Tech Việt Nam là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp kỹ thuật toàn diện bao gồm trang thiết bị và các gói dịch vụ liên quan đến thử nghiệm, đo lường. Nếu quý công ty, doanh nghiệp có nhu cầu xin liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn.

Hotline (Zalo/ Whatsaap): 0966 252 565/ 0979 388 908/ 0972 317 221 

Email: info@vintechme.com

Fanpage: https://www.facebook.com/vintechme

Website: https://vintechme.com/

Địa chỉ: Số 197, đường Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.

Về trang chủ Liên hệ quảng cáo Đường dây nóng: 0966 252 565 (Zalo/Whatsapp)